Latest and Trending Videos

Popular Posts

Trending Videos From A Warm Glimpse


Journey to the West ep. 03 Messing in the Heavenly Palace 第3集 大圣闹天宫 | CCTV电视剧

By: Rhapsodic Heart on: July 23, 2018

Journey to the West ep.20《西游记》第20集 孙猴巧行医(主演:六小龄童、迟重瑞) | CCTV电视剧

By: Rhapsodic Heart on: July 11, 2018

Journey to the West ep.23《西游记》 第23集 传艺玉华州(主演:六小龄童、迟重瑞) | CCTV电视剧

By: Rhapsodic Heart on: July 07, 2018

Inner Worlds, Outer Worlds - Part 1 - Akasha

By: Rhapsodic Heart on: July 07, 2018

PK 2014

By: Rhapsodic Heart on: June 05, 2018

Ngây thơ

By: Rhapsodic Heart on: June 05, 2018

【Tây Du Ký】Hồi thứ nhất

Gốc thiêng nảy nở nguồn rộng mở
Tâm tính tu trì, đạo lớn sinh
  
Thơ rằng:

Hỗn độn chưa chia trời đất loạn,

Mờ mờ mịt mịt chẳng ai hay,

Hồng mông từ khi Bàn cổ mở

Trong đục phân minh tự thuở này

Che chở mọi loài nhờ trời đất

Phát sinh muôn vật tốt lành thay.

Muốn biết công to của tạo hóa

Đọc truyện Tây du giải ách đây.

... Nhớ từ đời Bàn Cổ mở mang, đời Tam Hoàng cai trị, đời Ngũ Đế định ra nhân luân, toàn thế giới mới chia ra làm 4 châu lớn:

1. Đông Thắng Thần châu

2. Tây Ngưu Hạ châu

3. Nam Thiêm Bộ châu

4. Bắc Câu Lư châu.

Bộ sách này nói riêng về Đông Thắng Thần châu.

Ngoài bể có một nước gọi là nước Ngạo Lai ở gần bể, có ngọn núi cao gọi là Hoa Quả sơn. Núi này là mạch tổ của mười châu, là tay long của ba đảo bỏ lại, tự mở giữa trong đục mà đứng lên, phân rõ mờ mịt mà tạc thành, thật là một dãy núi quí, đẹp. Có bài phú chứng dẫn như sau:

Thế chấn bể già,

Trao dáng núi bạc, cá lớn vào hang kín.

Oai yên biển ngọc

Sóng cồn nước rẫy, thuồng luồng tránh vực xa.

Góc Nam phương đỉnh non cao ngất

Phía Đông hải ngọn núi nguy nga.

Sườn non đá lạ

Vách phẳng non hoa.

Ngang sườn non líu lô đôi phượng.

Trước vách phẳng nằm khểnh lân già,

Trên đỉnh núi, giọng gà vang xao xác

Dưới hang đá, bóng rồng lượn vào ra.

Trên cây đủ chim thiêng, hạc tía,

Trong rừng sẵn cáo tiên, hươu già

Cỏ lạ hoa thơm tươi tắn,

Thông xanh, trúc biếc lòa xòa,

Đào tiên thường kết quả,

Trúc tre vẫn ra hoa

Một con suối đục, mây song lan kín

Bốn mặt đê cao, cây cỏ rườm rà

Chính là nơi:

Cột trời sững giữa trăm sông đổ lại

Gốc đất to giữ muôn kiếp không xa.

Trên đỉnh núi này có một tấm đá tiên cao ba trượng sáu thước, năm tấc, chu vi hai trượng, bốn thước. Cao ba trượng sáu thước năm tấc, họp với vòng giời 365 độ, vây tròn hai trượng bốn thước, hợp với lịch chính 24 khí. Trên có 9 khiếu 8 lỗ, hợp với 9 cung 8 quẻ. Bốn mặt không có cây cối che bóng, hai bên tả hữu, chi lan quấn lấy nhau. Có lẽ từ khi sinh ra, tấm đá cảm thụ tinh hoa của trời đất, của mặt trời, mặt trăng nên mới linh thông được. Trong tấm đá lại có một tiên thai. Một hôm tấm đá nứt ra, sinh một trứng đá to bằng quả cầu lớn, gặp gió hóa ra con khỉ đá, đủ mặt, mũi, chân, tay. Con khỉ đá liền học cào, học chạy, vái lạy bốn phương, hai mắt có hào quang sáng rực lên tận trời làm kinh động đến Ngọc Hoàng thượng đế. Khi ấy thiên đình đương hội quần tiên thượng đế chợt thấy hào quang, bèn sai Thiên Lý Nhỡn, Thuận Phong Nhĩ mở cửa Thiên nam môn ra xem. Hai tướng vâng chỉ ra xem xong một lát về báo:

- Chỗ có hào quang ấy là cõi nước Ngạo Lai ở bờ Đông, thuộc Đông Thắng Thần Châu, có ngọn núi Hoa quả, trên núi có tấm đá tiên đẻ ra cái trứng đá, gặp gió hóa thành một con khỉ đá, biết lạy cả bốn phương hào quang ở hai mắt chói lòa đến thiên phủ. Nếu nay ăn nước cháo, hào quang sẽ lặn tắt hết.

Thượng Đế rủ lòng nhân từ thương hại:

- Đó là một vật ở hạ giới, do tinh hoa trời đất sinh ra, không lấy gì làm lạ.

Con hầu ấy ở trong núi, đi lại nhảy nhót, ăn cỏ cây, uống nước suối, hái hoa núi, làm bạn với các loài lang, trùng, hổ, báo, hươu, nai, đêm ngủ sườn núi, ngày chơi trong hang động. Thực là:

Trong rừng không năm tháng

Hết rét chẳng hay xuân.

Một hôm trời nóng, khỉ đá cùng cả bọn khỉ đi tìm nơi tránh nắng, đến nô đùa dưới bóng thông.

Từng con từng nô rỡn: leo cây vin cành, hái hoa tìm quả, nào ném đá, nào đánh đinh, nhảy qua thùng, xây bảo tháp, bắt chuồn chuồn, vồ bươm bướm, lạy ông trời, kính bồ tát, xe dây sắn, đan dép đi, bắt chấy rận, cắn rồi xiết, sửa lông lá, mài móng tay, nào run rẩy, nào cưỡi đè, nào kéo co.

Dưới dãy thông xanh nô thỏa thích. Giữa dòng suối bạc tắm hả hê.

Lũ khỉ chơi đùa một lúc, rồi vào tận khe ở giữa núi tắm mát. Chúng thấy nước suối chảy xiết, cuồn cuộn vọt lên. Xưa có câu: “Chim có giọng chim, thú có tiếng thú”. Lũ khỉ đều nói:

- Dòng nước này không biết từ đâu lại, nhân hôm nay chúng ta rảnh, cứ theo bờ suối lần đến chỗ dòng nguồn của nó. Nào ta đi!

Cả bầy reo hò, dắt nhau, đực cái, kêu gọi anh em, một loạt cùng nhau theo bờ suối men lên núi, đến tận nơi ngọn nguồn, té ra chỉ thấy:

Một dải cầu vồng trắng

Nghìn tầm sóng tuyết bay

Gió bể thổi chẳng dứt

Trăng sông soi vẫn đầy

Khí lạnh rõ đá núi

Nước nguồn mát cỏ cây

Réo rắt nước bộc bố

Khác gì treo rèm mây.

Bọn khỉ khoa tay nói:

- Nước tốt lắm, tốt lắm!

Nguyên suối này thông đến chân núi, ra giáp bể, bọn hầu lại nói:

- Nếu ai chui vào tìm được chỗ đầu nguồn mà không xây xát mình mẩy, chúng ta sẽ tôn làm vua.

Chợt từ trong bụi rậm con khỉ đá kêu ba tiếng nhảy ra nói:

- Tôi xin đi, tôi xin đi!

Con khỉ đẹp lắm. Cũng chính là:

Ngày nay được nổi tiếng

Gặp thời vận hanh thông

Có duyên trong chốn ấy

Vua sai vào tiên cung

Khỉ đá nhắm mắt vươn mình nhảy vào suối rồi mở mắt ngẩng đầu nhìn thì ra suối không có nước, rõ ràng sáng loáng một cái cầu. Định thần nhìn kỹ thì là cái cầu bằng sắt. Nước ở gậm cầu thông vào chỗ lỗ đá, khi nước chảy ngược ra sông, liền đóng cửa cầu lại. Khỉ đá lại lên đầu cầu xem, thấy hình như có cửa nhà, có người ở, thấy nào là:

Lăn tăn từng đám rêu xanh,

Ngọc gài mây trắng bức tranh sáng ngời.

Yên hà lớp lớp ánh soi

Nhà thanh cửa tĩnh, ghế ngồi nở hoa.

Long châu, thạch nhũ chan hòa

Quanh co khắp đất, có hoa thanh kỳ.

Còn vết lửa cạnh bếp lò

Chén trên bàn, vẫn thơm tho tiệc nồng.

Ghế giường toàn đá trắng bong

Bát đĩa, chậu rửa đều dùng đá hoa.

Nhành mai ba bảy nở hoa

Mấy cây thanh trúc lòa xòa trước sân.

Thanh tùng lá đượm mưa xuân

Khác gì nhà cửa thường dân trên đời.

Xem xét hồi lâu khỉ đá đi đến giữa cầu, nhìn ngắm chung quanh thấy có tấm bia đá khắc mấy chữ:

Hoa quả sơn, Thủy Liêm động

Nó mừng quá, vội chạy về, lại nhắm mắt nhảy ra ngoài chỗ nước, cười khành khạch nói:

- Khéo quá, khéo quá!

Bọn khỉ xúm lại vây quanh hỏi:

- Trong ấy thế nào? Nước có sâu lắm không?

Khỉ đá nói:

- Không có nước, không có nước. Nguyên lai trong đó là một tòa cầu sắt, bên cầu là một cơ nghiệp trời đất xây dựng nên.

Lũ khỉ hỏi:

- Sao biết là tòa cơ nghiệp?

Khỉ đá cười nói:

- Cái vệt nước này chảy xói vào mé dưới cầu, chảy ngoặc lại thì lấp cửa cầu. Bên cầu có hoa cỏ, trong đó là một tòa nhà đá, trong nhà có hang đá, bếp đá, bát đá, chậu đá, giường đá, ghế đá. Ở giữa có một cây mốc đá khắc những chữ: “Hoa Quả sơn phúc địa, Thủy Liêm động, động thiên”. Thực là chốn yên thân của bọn ta. Vả chăng nơi đó lại rộng rãi có thể chứa được hàng trăm hàng nghìn già trẻ. Chúng ta đưa nhau vào cả đấy, khỏi phải chịu khí trời nóng lạnh. Trong đó:

Gió có nơi ẩn náu

Mưa được chốn trú thân

Sương tuyết không lo sợ

Sấm sét chẳng ngại ngần

Mây đẹp thường soi sáng

Điềm lành vẫn xoay vần

Tùng trúc quanh năm tốt

Hoa lạ ngày cùng xuân.

Lũ khỉ nghe đoạn thấy đều vui thích cùng nói:

- Anh lại xuống trước dẫn chúng tôi đi theo!

Khỉ đá lại nhắm mắt, rún mình nhảy xuống kêu to:

- Tất cả mau theo ta!

Có mấy con khỉ bạo dạn nhảy theo. Những con nhút nhát đều co đầu, nghẹo cổ, vuốt mặt vò tai, kêu rầm rĩ, một lúc sau mới nhảy theo xuống. Nhảy qua đầu cầu rồi, chúng thi nhau giật chậu, cướp bát, chiếm bếp, tranh giường, khiêng đi khiêng lại. Rõ là giống khỉ táy máy, không lúc nào ngơi chân, ngơi tay. Khuân dọn mãi đến lúc mệt nhoài chúng mới thôi. Khỉ đá ngồi trên nói:

- Thưa các vị, người mà không có tín thì không biết điều hay. Các vị vừa nói ai giỏi, vào rồi lại ra được, không hại đến thân thể, thì được tôn làm vua. Bây giờ ta vào, lại ra được, ra rồi lại vào, tìm được một cái động trời này để chúng ta cùng vào nghỉ yên ổn, đều được hưởng phúc có cơ nghiệp, sao lại không tôn ta làm vua?

Lũ khỉ nghe nói đều chắp tay cúi nép không dám trái lệnh, theo tuổi chia ban, cùng sụp lạy và đều hô:

- Thiên Tuế đại vương!

Từ đó, khỉ đá lên ngôi hoàng đế, giấu chữ đá đi, xưng là Mỹ hầu vương. Có thơ làm chứng rằng:

Ba dương hợp lại đẻ muôn loài

Chịu khí âm dương đá có thai

Trứng hóa hầu tinh nên đạo cả

Họ tên đổi khác luyện đan tài.

Trong tàng ẩn tướng nhìn không thấy

Ngoài hợp tinh vi dễ kém ai.

Kiếp kiếp trò đời đều thế cả,

Xưng vua xưng chúa dọc ngang hoài.

Mỹ Hầu Vương dẫn một lũ khỉ vượn, khỉ cái, khỉ ngựa, phân phái thành quần thần, tá, sứ, sớm chơi núi Hoa Quả, đêm ngủ động Thủy Liêm, cùng nhau một lòng, không chịu lẫn vào loài chim bay, không đi theo loài muông chạy, độc lập xưng vương, rất là vui thích.

Chính là:

Xuân hái trăm hoa về ăn uống

Hè tìm mọi quả để sinh nhai

Thu đào rau củ qua ngày tháng

Đông bới hoàng tinh đợi tết xài

Mỹ Hầu Vương hưởng phúc vui vẻ thoắt đã ba bốn trăm năm. Một ngày kia đương lúc cùng lũ khỉ ăn yến vui vẻ, Hầu Vương bỗng nhiên sầu não, nước mắt giàn giụa. Lũ khỉ sợ hãi sụp lạy tâu:

- Đại vương làm sao phiền não thế?

Hầu vương nói:

- Ta dẫu đang khi vui thích, nhưng có một điều phải lo xa cho nên phiền não.

Lũ khỉ lại cười nói:

- Đại vương thực không biết thế nào là đầy đủ! Chúng ta ngày nay sung sướng ở nơi núi phúc đất tiên, động cổ, châu thần; không chịu sự cai trị của kỳ lân, không chịu sự cai quản của phượng hoàng và cũng không bị sự câu thúc của vua chúa nhân gian, tự do tự tại, thật là hạnh phúc khôn lường. Còn phải lo xa gì nữa?

Hầu Vương nói:

- Ngày nay dẫu không phải theo luật lệ của vua chúa, không sợ oai quyền của chim muông, nhưng sau này tuổi già sức yếu, trong đó có lão Diêm Vương cai trị. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở trong thế gian, không được mãi hưởng phúc trời ư?

Lũ khỉ nghe nói, con nào con nấy gục mặt rên khóc, đều lo sợ chuyện không thường xảy ra.

Trong ban bệ, bỗng có một con vượn nhảy ra lên tiếng nói to:

- Đại vương lo xa như thế là đạo tâm ngài thực đã khai phát rồi đấy! Hiện nay trong năm giống[2]. có ba đấng danh sắc là không chịu Diêm Vương cai quản.

Hầu Vương nói:

- Nhà ngươi có biết ba đấng ấy là thế nào không?

Vượn nói:

- Những đấng ấy là: Phật, Tiên, Thần thánh, tránh khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang với trời đất núi sông.

Hầu Vương nói:

- Ba đấng ấy ở đâu?

Vượn nói:

- Chỉ ở trong diêm phù thế giới này[3]. Ở những nơi động cổ núi tiên.

Hầu Vương nghe nói, rất mừng rỡ nói:

- Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi xuống núi đi khắp góc bể chân trời, tìm cho được ba đấng ấy, học lấy phép sống mãi không già, để tránh nạn Diêm Vương.

Ôi! Câu nói đó thúc giục vượt qua lưới luân hồi, làm thành danh Tề Thiên đại thánh!

Lũ khỉ nghe nói vỗ tay tán thưởng và nói:

- Hay lắm, Hay lắm! Ngày mai chúng tôi sẽ qua rừng trèo núi, tìm nhiều hoa quả đặt tiệc tiễn đại vương.

Ngày hôm sau, lũ khỉ đi hái đào tiên, bứt quả lạ, tìm kiếm sơn dược, hoàng tinh, lan thơm, huệ ngát, cỏ ngọc, hoa kỳ, đầy đủ cả rồi bày hàng bàn đá, ghế đá, để lên rượu ngọt nhắm ngon.

Thấy rặt những:

Hòn vàng đạn ngọc anh đào tháng chạp ngon lành.

Khe đỏ da vàng mơ tía chín dừ thơm ngát.

Quả nhãn tươi múi ngọt mỏng da

Trái vải lớn cùi dày hạt nhỏ.

Lâm cầm màu biếc hiến nguyên ngành

Quả bứa túi vàng bọc cả lá.

Quả lê đầu thỏ, táo trứng gà.

Giải khát trừ phiền lại tỉnh rượu

Mận mềm mơ rắn, béo hơn mỡ lợn sữa bò.

Hạnh ngọt đào thơm mát tựa quỳnh tương ngọc dịch

Dưa hấu đỏ lòng đen hột

Quả hồng da mọng bốn tai

Thạch lựu nứt ngang, hạt óng ánh như viên thuốc đỏ.

Quả giẻ bửa dọc, thịt rắn cứng như mã não vàng.

Hồ đào, ngân hạnh để pha trò

Dừa nước, nho tươi dùng cất rượu.

Bòng na mít dứa chất đầy mâm.

Quất mía cam chanh bày chật án

Hoàng tinh luộc chín

Sơn dược bung dừ.

Giã nát phục linh cùng ý dĩ

Nấu canh nồi đá, lửa lom dom.

Thế gian tuy có mùi ngon ngọt,

Khôn ví Hầu Vương hưởng thái bình.

Lũ khỉ mời Mỹ Hầu Vương ngồi trên. Các khỉ theo tuổi thứ tự ngồi dưới, rồi lần lượt dâng rượu, dâng hoa, dâng quả, ăn uống suốt cả ngày. Hôm sau, Mỹ Hầu Vương dậy sớm truyền lệnh:

- Các con đi lấy một ít cây thông già, cuốn thành một cái bè, đẵn tre làm sào đẩy, hái lấy một ít quả, để ta ra đi.

Hầu Vương một mình xuống bè, ra sức chèo chống, bồng bềnh thẳng hướng ra bể lớn, thuận chiều gió, bè giạt vào địa giới Nam Thiêm Bộ châu. Đi lần này chính là:

Tiên khí trời sinh đạo lớn sao!

Rời non thuận gió cưỡi bè vào,

Lênh đênh vượt bể tìm tiên đạo

Canh cánh bên lòng lập chí cao

Có phận có duyên xa tục lụy,

Không lo không sợ, phúc dồi dào

May mà được gặp tri âm tốt

Chí rõ nguồn dòng mọi phép màu.

Cũng là lúc thời vận Hầu Vương đến, nên từ khi cưỡi bè ra biển, luôn luôn có gió đông nam, đưa bè tới bờ bể tây bắc, chính là địa giới Nam Thiêm Bộ châu. Chống sào dò đất đã đến chỗ đất nông, liền rời bè lên bộ, thấy nhân dân ở bờ bể, đánh cá, bẫy chim, đào sò, phơi muối. Hầu Vương đến gần đùa bỡn giả làm ma quái dọa nạt, làm cho mọi người sợ sệt, vứt bẫy quẳng lưới chạy tán loạn. Hầu Vương bắt được một người chạy không kịp, lột lấy quần áo, bắt chước mặc vào mình, nghênh nghênh, ngáo ngáo, qua châu đến huyện, khắp chợ rồi quê, học lễ phép, học nói năng, ngày ăn tối ngủ, một lòng dò nơi đạo phật, tiên, thần thánh, tìm phương trường thọ không già. Chỉ thấy người đời là phường trục lợi, tranh danh, không có một ai lo toan về thán mạnh cả. Chính là:

Tranh giành trục lợi có thôi đâu

Dậy sớm nằm khuya bó buộc nhau.

Cưỡi chú lừa già, thèm ngựa tốt

Làm quan tể tướng muốn vương hầu

Chỉ vì cơm áo mà lao khổ

Chẳng sợ Diêm vương bắt chóng mau

Chúi mắt, làm giàu cho cháu chắt.

Chẳng ai tỉnh giấc biết quay đầu.

Hầu Vương dò hỏi tiên đạo, không sao tìm được, ở Nam Thiêm Bộ châu chốc đã tám năm, qua thành nọ đến châu kia, chợt đi đến Tây Dương đại hải, nghĩ bụng: ngoài bể ắt có thần tiên. Rồi tự mình đóng bè vượt qua Tây Hải thẳng tới địa giới Tây Ngưu Hạ châu. Khi lên bờ tìm hỏi, chợt thấy một tòa núi cao đẹp đẽ, rừng rậm âm u, Hầu Vương không sợ lang sói, chẳng hãi hùm beo, trèo lên đỉnh núi xem, quả là tòa núi đẹp:

Nghìn ngọn như đám giáo

Muôn tầng tựa bình phong

Sáng rọi, màu xanh lồng vẻ biếc

Mưa nhuần sắc xám lạnh thêm trong

Mây khô vòng cổ thụ

Bến cũ cách đường vòng

Hoa thơm cỏ lạ,

Khóm trúc, cây tùng

Muôn thuở vẫn xanh miền đất phúc

Bốn mùa chẳng rụng chốn non bồng

Tiếng chim kêu ríu rít

Nước suối chảy ròng ròng

Hang, hốc, nơi nơi lan huệ quấn

Sườn non chốn chốn có rêu vòng

Nhấp nhô đầu núi tay long đẹp

Hẳn có cao nhân ẩn ở trong

Đương khi xem xét, trong rừng sâu chợt nghe có tiếng người, Hầu Vương vội vàng chạy vào trong rừng, lắng nghe thì ra tiếng hát.

Hát rằng:

Xem cờ mục cán búa,

Chặt củi rình rình.

Cửa hang lững thững mây xanh

Bán củi mua rượu

Cười say thỏa tình.

Đêm thu xanh thẫm

Gối cây nằm ngắm trăng thanh

Một giấc đèn sáng.

Theo rừng cũ

Vượt núi qua đồi

Giơ búa chật cành nỏ

Thu lại thành bó rồi

Nghêu ngao trên chợ

Đổi gạo ba thăng

Không có chút gì tranh cạnh

Thời giá vần ngang bình

Chẳng biết lường thưng giáo đấu

Đời sống thanh đạm

Kệ nhục vinh.

Gặp gỡ không tiên thời phật

Ngồi yên giảng sách Hoàng đình[4].

Mỹ Hầu Vương nghe đoạn, trong lòng vui vẻ nghĩ “Thế ra thần tiên an ở chốn này”. Liền vội vàng đi vào mé trong, nhìn kỹ thì thấy một người hái củi đương đẵn củi, ăn mặc rất lạ thường:

Đầu đội nón lá, bằng mo nang mới rụng

Mình bận áo vải bằng sợi bông mới xe

Lưng thắt đai vòng, bằng tơ tằm mới kéo

Chân đi giày cỏ, bằng cỏ khô đan thành.

Tay cầm cây búa thép

Vai gánh bó gai hồng

Đẵn thông, chặt cây nỏ,

Có ai giỏi hơn không?

Hầu Vương đến gần nói:

- Đệ tử xin kính chào lão thần tiên.

Người kiếm củi vội vàng bỏ búa quay mình đáp lễ:

- Không dám, không dám! Tôi là người vụng về, ăn mặc không đủ, đâu dám nhận hai tiếng thần tiên.

Hầu Vương nói:

- Ngài không phải là thần tiên sao lại nói những câu thần tiên như thế?

Tiều phu nói:

- Tôi có nói chuyện thần tiên đâu?

Hầu Vương nói:

- Khi tôi vừa đến mé rừng, đã nghe thấy ngài nói gặp gỡ không phải thần tiên thời đạo sĩ, ngồi lặng giảng sách Hoàng đình là những châm ngôn của đạo đức, không phải thần tiên là gì?

Tiều phu cười nói:

- Chả giấu gì bác, bài hát đó tên là Mãn Đình Phương của một vị thần tiên đã dạy tôi. Vị thần tiên đó là hàng xóm với tôi. Ngài thấy tôi làm việc lao khổ, thường phiền não, nên có bảo tôi: Lúc nào phiền não thì hát bài ấy. Một là giải trí, hai là giải khổ. Hôm nay tôi có điều tư lự nên mới hát bài ấy, không ngờ bác lại nghe thấy.

Hầu Vương nói:

- Nhà ông đã là hàng xóm với thần tiên sao ông không theo người đi tu. học lấy phương thuốc bất lão, chẳng tốt lắm ư?

Tiều phu nói:

- Tôi nhất sinh đã khổ sở. Từ khi còn nhỏ, được bố mẹ nuôi, đến năm tám chín tuổi, vừa mới hơi biết việc đời chẳng may bố chết. Mẫu thân ở góa, lại không có anh chị em, một mình tôi sớm hôm chăm sóc. Mẹ già ngày nay có một mình, tôi không dám đi đâu. Ruộng vườn bỏ rậm, áo không đủ, mỗi ngày chỉ kiếm vài gánh củi đem đến chợ bán lấy tiền đong vài đấu gạo, một mình thổi cơm nấu nước phụng dưỡng mẹ già. Vì thế không tu hành được.

Hầu Vương nói:

- Cứ như lời nói đây, ông thực là một người hiếu hạnh quân tử, sau này hẳn gặp điều hay. Xin ông chỉ giáo cho tôi nơi thần tiên ở, để tôi được đến lạy chào.

Tiều phu nói:

- Không xa. không xa. Núi này gọi là “Linh Đài Phương Thốn”. Trong núi có một cái động gọi là “Tà nguyệt tam tinh”. Trong động có một vị thần tiên xưng danh là Tu Bồ Đề tổ sư. Đồ đệ của vị tổ sư đó không biết bao nhiêu mà kể. Hiện nay còn ba bốn mươi người theo tu hành. Bác cứ theo con đường nhỏ này, đi về phía nam độ trên dưới bảy tám dặm thì thấy nhà tổ sư ở đó.

Hầu Vương cầm tay giữ tiều phu lại nói:

- Thưa lão huynh, lão huynh làm ơn đưa tôi đến. Nếu gặp được tốt, không bao giờ dám quên ơn chỉ dẫn.

Tiều phu nói:

- Bác là người hảo hán mà không biết thông biến. Tôi vừa nói chuyện với bác, bác còn không hiểu ư? Nếu tôi đi cùng bác, thì chẳng hỏng việc bán củi của tôi sao? Mẹ già tôi lấy ai phụng dưỡng? Tôi còn bận kiếm củi. Bác cứ đi đi!

Hầu Vương nghe nói, từ giã tiều phu ra khỏi rừng sâu, tìm đường tắt qua sườn núi ước độ bảy tám dặm, quả nhiên thấy một tòa động phủ. Hầu Vương đứng thẳng người lên xem xét thật là một nơi đẹp. Những là:

Yên hà ve nhạt

Nhật nguyệt sáng choang

Gỗ trắc nghìn cây

Mưa đượm lưng trời xanh mướt

Trúc vàng muôn đốt

Khói quây khắp hố mịt mùng.

Ngoài cửa hoa thơm thêu gấm,

Bên cầu cỏ mọc phun hương.

Lô nhô núi đá, rêu xanh phủ

Vách dựng cao cao, vết mốc tường.

Thường nghe hạc kêu gió

Vẫn thấy phượng bay sương.

Tiếng dậy chín gò tiêu hán thẳm

Cánh lồng năm sắc lóe vân quang.

Ẩn hiện đủ vượn đen, hươu trắng,

Ra vào nhiều voi ngọc lân vàng

Ngắm nhìn nơi phúc địa

Còn đẹp hơn thiên đường.

Lại thấy cửa động đóng chặt, im phăng phác không vết chân người ra vào. Chợt ngoảnh đầu nhìn sườn non thấy có một bia đá cao chừng hơn ba trượng, rộng hơn tám thước, có khắc một dòng mười chữ lớn:

“Núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh”.

Hầu Vương mười phần vui vẻ nói:

- Người ở đây thật là chất phác, mới có núi có động như thế.

Hầu Vương đứng xem hồi lâu không dám gõ cửa. Rồi trèo lên ngọn cây thông vặt quả thông ăn.

Một lúc sau nghe thấy một tiếng kẹt. Cửa động mở.

Có một tiểu đồng từ trong đi ra. Thật là khổ dạng tốt đẹp, vẻ mặt thanh kỳ, bọn tục tử tầm thường không sao sánh kịp:

Hai trái đào phất phới

Đôi tay áo gió tung

Mặt cùng thân khác biệt,

Tâm với tướng lâng lâng.

Sống lâu ngoài cõi tục

Trẻ nhỏ giữa núi rừng

Bụi trần không chút bợn

Năm tháng tự ung dung.

Tiểu đồng vừa ra khỏi cửa liền kêu to một tiếng:

- Người nào nghịch ngợm ở đây thế?

Hầu Vương từ trên cây thông nhảy xuống, đến trước mặt tiểu đồng cúi mình nói:

- Thưa tiểu đồng, tôi là đệ tử đi tìm đạo học tiên, đâu dám quấy nghịch.

Tiểu đồng cười nói:

- Chú là người đi tìm đạo phải không?

Hầu Vương đáp:

- Vâng

Tiểu đồng nói:

- Sư phụ chúng ta vừa mới lên đàn giảng đạo, chửa nói rõ nguyên do, đã bảo tôi ra mở cửa. Ngài nói: “Ngoài cửa có kẻ tu hành đã đến, nên ra tiếp đón hắn. Có lẽ là chú chăng?”

Hầu Vương cười nói:

- Chính tôi, chính tôi!

Tiểu đồng nói:

- Chú theo tôi vào!

Hầu Vương sửa lại quần áo, theo đồng tử đi thẳng vào trong động sâu xem xét:

Gác tía lầu son, từng từng lớp lớp. Khi tiến đến cung châu cửa ngọc, nói không hết sự tĩnh mịch bên trong. Hầu Vương đi thẳng đến dưới đền ngọc, thấy vị bổ tát tổ sư ngồi ngay ngắn ở trên đền. Hai bên có ba mươi vị tiểu trên đứng hầu.

Quả là:

Đại giác kim tiên trong sạch ghê

Phương tây huyền diệu tổ bồ đề.

Đại hạnh ba ba sinh, diệt hết.

Từ bi vạn vạn khí thần mê.

Không tịch, tự nhiên tùy biến hóa,

Chân như bản tính chẳng suy vi.

Trang nghiêm hưởng thọ cùng trời đất

Muôn kiếp tôn là đại pháp sư.

Hầu Vương trông thấy, cúi mình lạy sụp xuống nói to:

- Thưa sư phụ, thưa sư phụ, đệ tử con chí tâm chầu lễ.

Tổ sư nói:

- Ngươi là người ở đâu, hãy nói tên họ, quê hương cho rõ ràng rồi sẽ lạy.

Hầu Vương nói:

- Đệ tử là người ở Đông Thắng Thần châu, nước Ngạo Lai núi Hoa Quả, động Thủy Liêm.

Tổ sư quát mắng hạ lệnh:

- Tống cổ nó ra. Thằng này là phường nói quanh nói dối, còn tu hành chính quả sao được.

Hầu Vương sợ hãi dập đầu thưa:

- Đệ tử nói thật đâu dám dối trá.

Tổ sư nói;

- Mày đã thực thà sao lại nói ở Đông Thắng Thần châu? Từ nơi ấy đến đây cách hai lần biển lớn, một tòa Nam Thiêm Bộ châu, làm thế nào đến được?

Hầu Vương cúi đầu nói:

- Đệ tử lênh đênh qua bể, lên đất, lang thang đủ mười mấy năm trời mới đến được đây.

Tổ sư nói:

- Đã thế đi mãi dần dà tới nơi cũng được. Nhưng tính danh ngươi là gì?

Hầu Vương nói:

- Con không có tính[5] gì cả. Người ta chửi con, con cũng không giận. Người ta đánh con, con cũng không thù, chỉ lễ phép với người ta mà thôi. Nhất sinh không có tính.

Tổ sư nói:

- Không phải là tính tình. Tính danh bố mẹ nhà ngươi trước là gì?

Hầu Vương nói:

- Con tuy không phải ở trên cây đẻ ra, nhưng lại là ở trong hòn đá sinh ra. Con chỉ nhớ rằng trên núi Hoa Quả có một tảng đá tiên. Năm ấy đá vỡ ra và sinh ra con.

Tổ sư nghe nói trong dạ mừng thầm nói:

- Như thế là trời đất sinh thành ra ngươi. Hãy lại đây cho ta xem.

Hầu Vương nhảy tót đến, loanh quanh chạy hai vòng.

Tổ sư nói:

- Ta muốn đặt họ ngươi là Tôn. Chữ Tôn bỏ chữ khuyển ở bên đi thì còn chữ tử, chữ hệ. Tử nghĩa là con trai. Hệ nghĩa là trẻ nhỏ. Ngươi chính hợp với bản tính trẻ nhỏ nên đặt họ cho ngươi là Tôn vậy

Hầu Vương nghe xong hết sức vui vẻ sụp lạy khấu đầu nói:

- Tốt, tốt, tốt! Ngày nay con mới biết có họ. Muôn trông sư phụ từ bi, đã cho được có họ, xin đặt cho tên để tiện gọi hỏi.

Tổ sư nói:

- Trong môn phái ta có mười hai chữ, phân phái để đặt tên. Đến ngươi là tiểu đồ nhóm mười.

Hầu Vương hỏi:

- Mười hai chữ là những chữ gì?

Tổ sư nói:

- Mười hai chữ là: Quảng, Đại, Trí, Tuệ, Chân, Như, Tính, Hải, Dĩnh, Ngộ, Viên, Giác. Đến lượt ngươi chính là chữ Ngộ. Ta sẽ đặt tên cho ngươi là Tôn Ngộ Không. Có được không?

Hầu Vương cười nói:

- Tốt, tốt, tốt, từ nay ta sẽ là Tôn Ngộ Không.

Chính là:

Hồng mông mới mở xưa không họ

Nay hết mịt mờ: tên Ngộ Không

Muốn biết Ngộ Không tu hành đạo quả ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.



Chú thích
[2] Cổ nhân chia động vật ra làm năm loài: khỏa trùng (loài người trần trụi không có cánh), mao trùng (loài thú có lông), vũ trùng (loài chim có cánh), lân trùng (loài cá có vẩy), giới trùng (loài sâu có mai).

[3] Diêm phù: thế giới loài người nhân gian (Nguyên chú).

[4] Sách nói về lá lách, dạ dày. Hoàng đình là tên thần lá lách.

[5] Tính: có hai chữ tính đồng âm, tính là tính tình và tính là họ.

第一回 靈根育孕源流出 心性修持大道生
  詩曰:
    混沌未分天地亂,茫茫渺渺無人見。
    自從盤古破鴻濛,開闢從茲清濁辨。
    覆載群生仰至仁,發明萬物皆成善。
    欲知造化會元功,須看西遊釋厄傳。
蓋聞天地之數,有十二萬九千六百歲為一元。將一元分為十二會,乃子、丑、寅 、卯、辰、巳、午、未、申、酉、戌、亥之十二支也。每會該一萬八百歲。且就 一日而論:子時得陽氣,而丑則雞鳴﹔寅不通光,而卯則日出﹔辰時食後,而巳 則挨排﹔日午天中,而未則西蹉﹔申時晡,而日落酉,戌黃昏,而人定亥。譬於 大數,若到戌會之終,則天地昏曚而萬物否矣。再去五千四百歲,交亥會之初, 則當黑暗,而兩間人物俱無矣,故曰混沌。又五千四百歲,亥會將終,貞下起元 ,近子之會,而復逐漸開明。邵康節曰::「冬至子之半,天心無改移。一陽初 動處,萬物未生時。」到此,天始有根。再五千四百歲,正當子會,輕清上騰, 有日,有月,有星,有辰。日、月、星、辰,謂之四象。故曰,天開於子。又經 五千四百歲,子會將終,近丑之會,而逐漸堅實。《易》曰:「大哉乾元!至哉 坤元!萬物資生,乃順承天。」至此,地始凝結。再五千四百歲,正當丑會,重 濁下凝,有水,有火,有山,有石,有土。水、火、山、石、土,謂之五形。故 曰,地闢於丑。又經五千四百歲,丑會終而寅會之初,發生萬物。曆曰:「天氣 下降,地氣上升﹔天地交合,群物皆生。」至此,天清地爽,陰陽交合。再五千 四百歲,子會將終,近丑之會,而逐漸堅實。《易》曰:「大哉乾元!至哉坤元 !萬物資生,乃順承天。」至此,地始凝結。再五千四百歲,正當丑會,重濁下 凝,有水,有火,有山,有石,有土。水、火、山、石、土,謂之五形。故曰, 地闢於丑。又經五千四百歲,丑會終而寅會之初,發生萬物。曆曰:「天氣下降 ,地氣上升﹔天地交合,群物皆生。」至此,天清地爽,陰陽交合。再五千四百 歲,正當寅會,生人,生獸,生禽,正謂天地人,三才定位。故曰,人生於寅。
感盤古開闢,三皇治世,五帝定倫,世界之間,遂分為四大部洲:曰東勝神洲, 曰西牛賀洲,曰南贍部洲,曰北俱蘆洲。這部書單表東勝神洲。海外有一國土, 名曰傲來國。國近大海,海中有一座名山,喚為花果山。此山乃十洲之祖脈,三 島之來龍,自開清濁而立,鴻濛判後而成。真個好山!有詞賦為證。賦曰:勢鎮 汪洋,威寧瑤海。勢鎮汪洋,潮湧銀山魚入穴﹔威寧瑤海,波翻雪浪蜃離淵。水 火方隅高積上,東海之處聳崇巔。丹崖怪石,削壁奇峰。丹崖上,彩鳳雙鳴﹔削 壁前,麒麟獨臥。峰頭時聽錦雞鳴,石窟每觀龍出入。林中有壽鹿仙狐,樹上有 靈禽玄鶴。瑤草奇花不謝,青松翠柏長春。仙桃常結果,修竹每留雲。一條澗壑 籐蘿密,四面原堤草色新。正是百川會處擎天柱,萬劫無移大地根。
那座山正當頂上,有一塊仙石。其石有三丈六尺五寸高,有二丈四尺圍圓。三丈 六尺五寸高,按周天三百六十五度﹔二丈四尺圍圓,按政曆二十四氣。上有九竅 八孔,按九宮八卦。四面更無樹木遮陰,左右倒有芝蘭相襯。
蓋自開闢以來,每受天真地秀,日精月華,感之既久,遂有靈通之意。內育仙胞 ,一日迸裂,產一石卵,似圓毬樣大。因見風,化作一個石猴,五官俱備,四肢 皆全。便就學爬學走,拜了四方。目運兩道金光,射沖斗府。驚動高天上聖大慈 仁者玉皇大天尊玄穹高上帝,駕座金闕雲宮靈霄寶殿,聚集仙卿,見有金光燄燄 ,即命千里眼、順風耳開南天門觀看。二將果奉旨出門外,看的真,聽的明。須 臾回報道:「臣奉旨觀聽金光之處,乃東勝神洲海東傲來小國之界,有一座花果 山,山上有一仙石,石產一卵,見風化一石猴,在那裏拜四方,眼運金光,射沖 斗府。如今服餌水食,金光將潛息矣。」玉帝垂賜恩慈曰:「下方之物,乃天地 精華所生,不足為異。」
那猴在山中,卻會行走跳躍,食草木,飲澗泉,採山花,覓樹果﹔與狼蟲為伴, 虎豹為群,獐鹿為友,獼猿為親﹔夜宿石崖之下,朝遊峰洞之中。真是:「山中 無甲子,寒盡不知年。」   一朝天氣炎熱,與群猴避暑,都在松陰之下頑耍。你看他一個個: 跳樹攀枝,採花覓果﹔拋彈子,?麼兒﹔跑沙窩,砌寶塔﹔趕蜻蜓,撲蜡﹔參老 天,拜菩薩﹔扯葛籐,編草﹔捉虱子,咬又掐﹔理毛衣,剔指甲。挨的挨,擦的 擦﹔推的推,壓的壓﹔扯的扯,拉的拉:青松林下任他頑,綠水澗邊隨洗濯。
一群猴子耍了一會,卻去那山澗中洗澡。見那股澗水奔流,真個似滾瓜湧濺。古 云:「禽有禽言,獸有獸語。」眾猴都道:「這股水不知是那裏的水。我們今日 趕閑無事,順澗邊往上溜頭尋看源流,耍子去耶!」喊一聲,都拖男挈女,呼弟 呼兄,一齊跑來,順澗爬山,直至源流之處,乃是一股瀑布飛泉。但見那: 一派白虹起,千尋雪浪飛。     海風吹不斷,江月照還依。     冷氣分青嶂,餘流潤翠微。     潺湲名瀑布,真似掛簾帷。
眾猴拍手稱揚道:「好水,好水!原來此處遠通山腳之下,直接大海之波。」又 道:「那一個有本事的,鑽進去尋個源頭出來,不傷身體者,我等即拜他為王。」 連呼了三聲,忽見叢雜中跳出一個石猴,應聲高叫道:「我進去,我進去。」好 猴!也是他: 今日芳名顯,時來大運通。     有緣居此地,王遣入仙宮。
你看他瞑目蹲身,將身一縱,徑跳入瀑布泉中,忽睜睛抬頭觀看,那裏邊卻無水 無波,明明朗朗的一架橋梁。他住了身,定了神,仔細再看,原來是座鐵板橋。 橋下之水,沖貫於石竅之間,倒掛流出去,遮閉了橋門。卻又欠身上橋頭,再走 再看,卻似有人家住處一般,真個好所在。但見那:
翠蘚堆藍,白雲浮玉,光搖片片煙霞。虛窗靜室,滑凳板生花。乳窟龍珠倚掛, 縈迴滿地奇葩。鍋灶傍崖存火跡,樽罍靠案見殽渣。石座石床真可愛,石盆石碗 更堪誇。又見那一竿兩竿修竹,三點五點梅花。幾樹青松常帶雨,渾然像個人家。
看罷多時,跳過橋中間,左右觀看。只見正當中有一石碣,碣上有一行楷書大字 ,鐫著「花果山福地,水簾洞洞天」。
石猿喜不自勝,急抽身往外便走,復瞑目蹲身,跳出水外,打了兩個呵呵道: 「大造化!大造化!」眾猴把他圍住,問道:「裏面怎麼樣?水有多深?」石猴 道:「沒水!沒水!原來是一座鐵板橋,橋那邊是一座天造地設的家當。」眾猴 道:「怎見得是個家當?」石猴笑道:「這股水乃是橋下沖貫石橋,倒掛下來遮 閉門戶的。橋邊有花有樹,乃是一座石房。房內有石窩、石灶、石碗、石盆、石 床、石凳。中間一塊石碣上,鐫著『花果山福地,水簾洞洞天』。真個是我們安 身之處。裏面且是寬闊,容得千百口老小。 我們都進去住,也省得受老天之氣。這裏邊:     刮風有處躲,下雨好存身。     霜雪全無懼,雷聲永不聞。     煙霞常照耀,祥瑞每蒸熏。     松竹年年秀,奇花日日新。」
眾猴聽得,個個歡喜。都道:「你還先走,帶我們進去,進去。」石猴卻又瞑目 蹲身,往裏一跳,叫道:「都隨我進來,進來。」那些猴有膽大的,都跳進去了 ﹔膽小的,一個個伸頭縮頸,抓耳撓腮,大聲叫喊,纏一會,也都進去了。跳過 橋頭,一個個搶盆奪碗,佔灶爭床,搬過來,移過去,正是猴性頑劣,再無一個 寧時,只搬得力倦神疲方止。石猿端坐上面道:「列位呵,『人而無信,不知其 可。』你們才說有本事進得來,出得去,不傷身體者,就拜他為王。我如今進來 又出去,出去又進來,尋了這一個洞天與列位安眠穩睡,各享成家之福,何不拜 我為王?」眾猴聽說,即拱伏無違,一個個序齒排班,朝上禮拜,都稱「千歲大 王」。自此,石猿高登王位,將「石」字兒隱了,遂稱「美猴王」。有詩為證。 詩曰:     三陽交泰產群生,仙石胞含日月精。     借卵化猴完大道,假他名姓配丹成。     內觀不識因無相,外合明知作有形。     歷代人人皆屬此,稱王稱聖任縱橫。
美猴王領一群猿猴、獼猴、馬猴等,分派了君臣佐使。朝遊花果山,暮宿水簾洞
,合契同情,不入飛鳥之叢,不從走獸之類,獨自為王,不勝歡樂。是以:
    春採百花為飲食,夏尋諸果作生涯。
    秋收芋栗延時節,冬覓黃精度歲華。
美猴王享樂天真,何期有三五百載。一日,與群猴喜宴之間,忽然憂惱,墮下淚 來。眾猴慌忙羅拜道:「大王何為煩惱?」猴王道:「我雖在歡喜之時,卻有一 點兒遠慮,故此煩惱。」眾猴又笑道:「大王好不知足。我等日日歡會,在仙山 福地,古洞神洲,不伏麒麟轄,不伏鳳凰管,又不伏人間王位所拘束,自由自在 ,乃無量之福,為何遠慮而憂也?」猴王道:「今日雖不歸人王法律,不懼禽獸 威嚴,將來年老血衰,暗中有閻王老子管著,一旦身亡,可不枉生世界之中,不 得久注天人之內?」眾猴聞此言,一個個掩面悲啼,俱以無常為慮。
只見那班部中,忽跳出一個通背猿猴,厲聲高叫道:「大王若是這般遠慮,真所 謂道心開發也。如今五蟲之內,惟有三等名色不伏閻王老子所管。」猴王道: 「你知那三等人?」猿猴道:「乃是佛與仙與神聖三者,躲過輪迴,不生不滅, 與天地山川齊壽。」猴王道:「此三者居於何所?」猿猴道:「他只在閻浮世界 之中,古洞仙山之內。」猴王聞之,滿心歡喜道:「我明日就辭汝等下山,雲遊 海角,遠涉天涯,務必訪此三者,學一個不老長生,常躲過閻君之難。」噫!這 句話,頓教跳出輪迴網,致使齊天大聖成。眾猴鼓掌稱揚,都道:「善哉,善哉 !我等明日越嶺登山,廣尋些果品,大設筵宴送大王也。」   次日,眾猴果去採仙桃,摘異果,刨山藥,斸黃精。芝蘭香蕙,瑤草奇花, 般般件件,整整齊齊,擺開石凳石桌,排列仙酒仙殽。但見那: 金丸珠彈,紅綻黃肥。金丸珠彈臘櫻桃,色真甘美﹔紅綻黃肥熟梅子,味果香酸 。鮮龍眼,肉甜皮薄﹔火荔枝,核小囊紅。林檎碧實連枝獻,枇杷緗苞帶葉擎。 兔頭梨子雞心棗,消渴除煩更解酲。香桃爛杏,美甘甘似玉液瓊漿﹔脆李楊梅, 酸蔭蔭如脂酥膏酪。紅囊黑子熟西瓜,四瓣黃皮大柿子。石榴裂破,丹砂粒現火 晶珠﹔芋栗剖開,堅硬肉團金瑪瑙。胡桃銀杏可傳茶,椰子葡萄能做酒。榛松榧 柰滿盤盛,橘蔗柑橙盈案擺。熟煨山藥,爛煮黃精。搗碎茯苓並薏苡,石鍋微火 漫炊羹。人間縱有珍饈味,怎比山猴樂更寧。
群猴尊美猴王上坐,各依齒肩排於下邊,一個個輪流上前奉酒、奉花、奉果,痛 飲了一日。
次日,美猴王早起,教:「小的們,替我折些枯松,編作?子,取個竹竿作篙,
收拾些果品之類,我將去也。」果獨自登?,儘力撐開,飄飄蕩蕩,徑向大海波
中,趁天風,來渡南贍部洲地界。這一去,正是那:
        天產仙猴道行隆,離山駕?趁天風。
    飄洋過海尋仙道,立志潛心建大功。
    有分有緣休俗願,無憂無慮會元龍。
    料應必遇知音者,說破源流萬法通。
也是他運至時來,自登木?之後,連日東南風緊,將他送到西北岸前,乃是南贍 部洲地界。持篙試水,偶得淺水,棄了?子,跳上岸來。只見海邊有人捕魚、打 雁、穵蛤、淘鹽。他走近前,弄個把戲,妝個虎,嚇得那些人丟筐棄網,四散奔 跑。將那跑不動的拿住一個,剝了他衣裳,也學人穿在身上。搖搖擺擺,穿州過 府,在市廛中學人禮,學人話。朝餐夜宿,一心裏訪問佛、仙、神聖之道,覓個 長生不老之方。見世人都是為名為利之徒,更無一個為身命者。正是那:     爭名奪利幾時休?早起遲眠不自由!     騎著驢騾思駿馬,官居宰相望王侯。     只愁衣食耽勞碌,何怕閻君就取勾。     繼子蔭孫圖富貴,更無一個肯回頭。
猴王參訪仙道,無緣得遇。在於南贍部洲,串長城,遊小縣,不覺八九年餘。忽 行至西洋大海,他想著海外必有神仙。獨自個依前作?,又飄過西海,直至西牛 賀洲地界。登岸遍訪多時,忽見一座高山秀麗,林麓幽深。他也不怕狼蟲,不懼 虎豹,登上山頂上觀看。果是好山: 千峰排戟,萬仞開屏。日映嵐光輕鎖翠,雨收黛色冷含青。瘦籐纏老樹,古渡界 幽程。奇花瑞草,修竹喬松。修竹喬松,萬載常青欺福地﹔奇花瑞草,四時不謝 賽蓬瀛。幽鳥啼聲近,源泉響溜清。重重谷壑芝蘭繞,處處巉崖苔蘚生。起伏巒 頭龍脈好,必有高人隱姓名。
正觀看間,忽聞得林深之處有人言語。急忙趨步,穿入林中,側耳而聽,原來是 歌唱之聲。歌曰: 「觀棋柯爛,伐木丁丁,雲邊谷口徐行。賣薪沽酒,狂笑自陶情。蒼逕秋高,對 月枕松根,一覺天明。認舊林,登崖過嶺,持斧斷枯籐。收來成一擔,行歌市上 ,易米三升。更無些子爭競,時價平平。不會機謀巧算,沒榮辱,恬淡延生。相 逢處,非仙即道,靜坐講黃庭。」
美猴王聽得此言,滿心歡喜道:「神仙原來藏在這裏!」即忙跳入裏面,仔細再 看,乃是一個樵子,在那裏舉斧砍柴。但看他打扮非常:
頭上戴箬笠,乃是新筍初脫之籜。身上穿布衣,乃是木綿撚就之紗。腰間繫環絛 ,乃是老蠶口吐之絲。足下踏草履,乃是枯莎槎就之爽。手執?鋼斧,擔挽火麻 繩。扳松劈枯樹,爭似此樵能。
猴王近前叫道:「老神仙,弟子起手。」那樵漢慌忙丟了斧,轉身答禮道:「不 當人,不當人。我拙漢衣食不全,怎敢當『神仙』二字?」猴王道:「你不是神 仙,如何說出神仙的話來?」樵夫道:「我說甚麼神仙話?」猴王道:「我才來 至林邊,只聽的你說:『相逢處,非仙即道,靜坐講《黃庭》。』《黃庭》乃道 德真言,非神仙而何?」樵夫笑道:「實不瞞你說,這個詞名做《滿庭芳》,乃 一神仙教我的。那神仙與我舍下相鄰,他見我家事勞苦,日常煩惱,教我遇煩惱 時,即把這詞兒念念,一則散心,二則解困。我才有些不足處思慮,故此念念, 不期被你聽了。」猴王道:「你家既與神仙相鄰,何不從他修行?學得個不老之 方,卻不是好?」樵夫道:「我一生命苦:自幼蒙父母養育至八九歲,才知人事 ,不幸父喪,母親居孀。再無兄弟姊妹,只我一人,沒奈何,早晚侍奉。如今母 老,一發不敢拋離。卻又田園荒蕪,衣食不足,只得斫兩束柴薪,挑向市廛之間 ,貨幾文錢,糴幾升米,自炊自造,安排些茶飯,供養老母。所以不能修行。」
猴王道:「據你說起來,乃是一個行孝的君子,向後必有好處。但望你指與我那 神仙住處,卻好拜訪去也。」樵夫道:「不遠,不遠。此山叫做靈臺方寸山,山 中有座斜月三星洞,那洞中有一個神仙,稱名須菩提祖師。那祖師出去的徒弟, 也不計其數,見今還有三四十人從他修行。你順那條小路兒,向南行七八里遠近 ,即是他家了。」猴王用手扯住樵夫道:「老兄,你便同我去去,若還得了好處 ,決不忘你指引之恩。」樵夫道:「你這漢子甚不通變,我方才這般與你說了, 你還不省?假若我與你去了,卻不誤了我的生意?老母何人奉養?我要斫柴,你 自去,自去。」
猴王聽說,只得相辭。出深林,找上路徑,過一山坡,約有七八里遠,果然望見 一座洞府。挺身觀看,真好去處!但見: 煙霞散彩,日月搖光。千株老柏,萬節修篁。千株老柏,帶雨半空青冉冉﹔萬節 修篁,含煙一壑色蒼蒼。門外奇花佈錦,橋邊瑤草噴香。石崖突兀青苔潤,懸壁 高張翠蘚長。時聞仙鶴唳,每見鳳凰翔。仙鶴唳時,聲振九皋霄漢遠﹔鳳凰翔起 ,翎毛五色彩雲光。玄猿白鹿隨隱見,金獅玉象任行藏。細觀靈福地,真個賽天 堂。
又見那洞門緊閉,靜悄悄杳無人跡。忽回頭,見崖頭立一石碑,約有三丈餘高, 八尺餘闊,上有一行十個大字,乃是「靈臺方寸山,斜月三星洞」。美猴王十分 歡喜道:「此間人果是樸實,果有此山此洞。」看勾多時,不敢敲門。且去跳上 松枝梢頭,摘松子吃了頑耍。
少頃間,只聽得呀的一聲,洞門開處,裏面走出一個仙童,真個丰姿英偉,像貌
清奇,比尋常俗子不同。但見他:
    髽髻雙絲綰,寬袍兩袖風。
    貌和身自別,心與相俱空。
    物外長年客,山中永壽童。
    一塵全不染,甲子任翻騰。
那童子出得門來,高叫道:「甚麼人在此搔擾?」猴王撲的跳下樹來,上前躬身 道:「仙童,我是個訪道學仙之弟子,更不敢在此搔擾。」仙童笑道:「你是個 訪道的麼?」猴王道:「是。」童子道:「我家師父正才下榻,登壇講道,還未 說出原由,就教我出來開門。說:『外面有個修行的來了,可去接待接待。』想 必就是你了?」猴王笑道:「是我,是我。」童子道:「你跟我進來。」
這猴王整衣端肅,隨童子徑入洞天深處觀看:一層層深閣瓊樓,一進進珠宮貝闕 ,說不盡那靜室幽居。直至瑤臺之下,見那菩提祖師端坐在臺上,兩邊有三十個 小仙侍立臺下。果然是: 大覺金仙沒垢姿,西方妙相祖菩提。不生不滅三三行,全氣全神萬萬慈。空寂自 然隨變化,真如本性任為之。與天同壽莊嚴體,歷劫明心大法師。
美猴王一見,倒身下拜,磕頭不計其數,口中只道:「師父,師父,我弟子志心 朝禮,志心朝禮。」祖師道:「你是那方人氏?且說個鄉貫、姓名明白,再拜。」 猴王道:「弟子乃東勝神洲傲來國花果山水簾洞人氏。」祖師喝令:「趕出去! 他本是個撒詐搗虛之徒,那裏修甚麼道果!」猴王慌忙磕頭不住道:「弟子是老 實之言,決無虛詐。」祖師道:「你既老實,怎麼說東勝神洲?那去處到我這裏 隔兩重大海,一座南贍部洲,如何就得到此?」猴王叩頭道:「弟子飄洋過海, 登界遊方,有十數個年頭,方才訪到此處。」
祖師道:「既是逐漸行來的也罷。你姓甚麼?」猴王又道:「我無性。人若罵我 ,我也不惱﹔若打我,我也不嗔。只是陪個禮兒就罷了。一生無性。」祖師道: 「不是這個性。你父母原來姓甚麼?」猴王道:「我也無父母。」祖師道:「既 無父母,想是樹上生的?」猴王道:「我雖不是樹上生,卻是石裏長的。我只記 得花果山上有一塊仙石,其年石破,我便生也。」祖師聞言暗喜,道:「這等說 ,卻是個天地生成的。你起來走走我看。」猴王縱身跳起,拐呀拐的走了兩遍。 祖師笑道:「你身軀雖是鄙陋,卻像個食松果的猢猻。我與你就身上取個姓氏, 意思教你姓『猢』。猢字去了個獸傍,乃是個古月。古者,老也﹔月者,陰也。 老陰不能化育,教你姓『猻』倒好。猻字去了獸傍,乃是個子系。子者,兒男也﹔ 系者。嬰細也,正合嬰兒之本論。教你姓『孫』罷。」猴王聽說,滿心歡喜,朝 上叩頭道:「好!好!好!今日方知姓也。萬望師父慈悲,既然有姓,再乞賜個 名字,卻好呼喚。」祖師道:「我門中有十二個字,分派起名,到你乃第十輩之 小徒矣。」猴王道:「那十二個字?」祖師道:「乃廣、大、智、慧、真、如、 性、海、穎、悟、圓、覺十二字。排到你,正當『悟』字。與你起個法名叫做 『孫悟空』,好麼?」猴王笑道:「好!好!好!自今就叫做孫悟空也。」正是: 鴻濛初闢原無姓,打破頑空須悟空。   畢竟不知向後修些甚麼道果,且聽下回分解。

Journey to the West ep. 01

By: Rhapsodic Heart on: May 28, 2018
 

Our Team Members

Copyright © A Warm Glimpse | Designed by Templateism.com | Blogger Templates